Ads

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

tháng 9 01, 2018

6 Nhân Tố Tâm Lý Học Bạn Phải Nắm Vững - Vòng Tròn An Toàn - Sự Tự Vệ.




Nhân tố thứ 2 trong tâm lý học đó là sự tự vệ. Nó bắt đầu từ việc mỗi con người ai cũng có cho mình một cái vòng tròn an toàn.
Vòng tròn an toàn có thể được phân loại như sau.

1. Sự an toàn về phạm vi địa lý, phạm vi sống.

Bất cứ ai cũng có một khu vực, một nơi của riêng mình, nơi được gọi là an toàn nhất, yên bình nhất, thoải mái nhất, đó chính là ngôi nhà của bạn.
Cho nên, bao giờ bạn cũng có cảm giác đó là, khi trở về nhà là lúc được thoải mái nhất, còn cho dù bạn ở nhà của bạn bè, anh chị em, bạn vẫn có một cái cảm giác gì đó không thực sự thoải mái, vô tư.
Và để làm cho tâm lý của người khác bớt chút ngại ngùng, bớt chút e dè, bớt chút khách sao, chủ nhà thường hay nói câu: "cứ coi như nhà của mình..."
Bên cạnh đó là các phạm vi địa lý khác, Ví dụ, bạn sống ở hà nội 10 năm, thì hà nội trở thành một nơi thân quen của bạn, cho nên khi bạn đi đâu xa, vào nam, ra nước ngoài, bạn vẫn có cảm giác gì đó xa lạ, chuẩn bị tâm lý, cảnh giác với mọi thứ xung quanh.

Khi trở về, về đến hà nội, với đến mảnh đất bạn đã sống nhiều năm, bạn cảm giác sẽ an toàn hơn rất nhiều, thoải mái hơn rất nhiều.

2. Sự an toàn về những mối quan hệ.

Chúng ta luôn cảm giác thoải mái với những người thân quen, với bạn bè, người thân trong gia đình, và luôn đề phòng cảnh giác với những người xa lạ.
Đó là vòng tròn an toàn trong các mối quan hệ.
Với người thân, người quen, chúng ta đã có những mối quan hệ một thời gian dài, chúng ta hiểu rõ họ là ai, là người như thế nào, họ đến với mình là động cơ gì, cho nên chúng ta rất thoải mái trước họ, vô tư và cảm giác an toàn khi bên cạnh người thân, bạn bè.
Do đó, với những cô gái ở tuổi nhạy cảm nhất cuộc đời, vì sao họ luôn cảm thấy an toàn, khi bên cạnh người yêu, vì họ biết đó là người mà họ tin tưởng, yêu thương họ, che chở cho họ, và luôn chia sẻ, đối xử tốt với họ.
Còn với người xa lạ, chắc chắn chúng ta sẽ luôn có một hành động dè chừng, và cảnh giác, chúng ta không dễ dãi nói chuyện một cách thân mật, chúng ta không vồn vập như đã thân quen,

3. Sự an toàn về quyền lợi, vật chất và cuộc sống.

Bất cứ ai trong cuộc đời cũng đều thích hai chữ bình yên, và phát triển. Chúng ta xây dựng cho mình một cuộc sống tốt nhất có thể, đó là an toàn, ôn định, phát triển, và sức khỏe.
Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật tốt và hạnh phúc, khi bạn có một gia đình hạnh phúc, có một cuộc sống yên bình, không sóng gió không biến cố, có công ăn việc làm tốt và ổn định và có hướng phát triển, và có một sức khỏe tốt.
Và với một hiện trạng cuộc sống như vậy, rõ ràng, bạn đang có một vòng tròn cực kỳ an toàn trong cuộc sống.
Nó khác hẳn với cuộc sống của những người tha phương cầu thực, những người không ổn định trong công việc, những người ốm đau bệnh tật nay khỏe mai ốm, hay cuộc sống của những con người ở một đất nước chiên tranh bị làm nô lệ, lo lắng bất ổn theo từng giờ...

4. Sự an toàn về cảm xúc và tinh thần.

Đó là vòng tròn an toàn rất quan trọng. Khi bạn có một cuộc sống tốt, có văn hóa, có trình độ, và có một nhân phẩm tốt, một lý lịch trong sáng, bạn tự tin hơn bất cứ ai, bạn luôn có cảm xúc tốt, tinh thần tự tin lạc quan, yêu đời.
Và điều đó giúp bạn phát triển tốt hơn trong cuộc sống, bạn làm được nhiều việc ý nghĩa hơn, và bản cảm thấy cuộc sống của mình thực sự đang rất tốt.

Vậy thì với vòng tròn an toàn ở trên, bạn luôn có một tâm lý vững vàng, ổn định.

Nhưng, khi một trong bốn vòng tròn an toàn ở trên bị xâm phạm, lập tức bạn sẽ thay đổi tâm lý hoàn toàn.

1. Tự vệ khi bị xâm phạm an toàn về địa lý, khu vực.

Bạn đang sống yên ổn ở nhà, đột nhiên nhà bạn bị kẻ gian đột nhập lấy cắp tài sản, bạn cảm giác mất hết an toàn, bạn lo lắng, bạn sợ hãi và mỗi ngày trôi qua bạn cứ suy nghĩ, và chính những điều đó buộc bạn phải thực hiện một hành vi tự vệ, chúng ta tạm gọi là tự vệ ngăn chặn.
Bạn phải nghĩ ra mọi cách để giải quyết vấn đề này, để nó không tái diễn, không xảy ra nữa. Có thể bạn chuyển nhà, có thể bạn thay ổ khóa, có thể bạn mua camera phòng chống, có thể bạn mua thiết bị chống trộm, báo chộm, hay trình báo công an đề phòng tăng cường an ninh.

Bạn đến một vùng đất mới có thể là đi chơi, đi du lịch, đi công tác, bạn sẽ luôn dành thời gian tìm hiểu về nó, xem có những vấn đề gì phát sinh hay không, bạn sẽ nghi ra mọi hành động tự về để giảm thiểu việc bị mất an toàn.
Giữ giấy tờ đồ dùng, tiền bạc cẩn thận hơn đè phòng bị mất.
Đi đâu cũng để kỹ nhìn trước ngó sau.
Chắc chắn sẽ không đi những nơi phức tạp nhiều tệ nạn....
Một ví dụ khác về tự vệ ngăn chặn trong thế giới sinh vật, các bạn thấy loài vật nào cũng có địa bàn riêng của chúng, và chúng cảm thấy an toàn trong địa bàn đó. Khi bị một loại vật xa lạ nào đó đến xâm phạm, chúng ta sẽ tìm cách tự vệ, ngăn chặn lại, và đuổi đi.

Nói xa xôi trong một đất nước một dân tộc, khi một đế quốc xâm lăng một đất nước, người dân bị xâm phạm chủ quyền, họ buộc phải đứng lên bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ sự an toàn cho cuộc sống của họ. Và họ tự vệ bằng cách đấu tranh giành độc lập tự do.

Do đó, nếu bạn hiểu tâm lý, bạn hãy nhớ rằng, bất cứ ai cũng có vòng tròn an toàn về khu vực, địa lý, bạn đừng xâm phạm vô cơ vào khu vực của họ, bạn sẽ nhận được kết quả không từ những đòn tự vệ của họ.

2. Sự tự vệ khi gặp những mối quan hệ không tốt.
Bạn ở trong một tập thể những người quen, chắc chắn bạn sẽ vô tự, cảm giác an toàn thoải mái. Nhưng khi bạn đến một nơi chỉ toàn những người xa lạ, bạn sẽ luôn giương vây cảnh giác, đề phòng.
Một ai đó bất ngờ xâm phạm vào, bạn sẽ lập tức phản xạ tự vệ.

Một cô gái đột nhiên bị một anh chàng lạ mặt cầm tay, cô ta lập tức sẽ hất ra.
Một người xa lạ đột nhiên nhảy vào ôm hôn cô gái, cô sẽ cho một cái tát.
Một người xa lạ đột nhiên kéo bạn vào nhảy nhót, múa may trong một cuộc vui, bạn sẽ tìm cách từ chối và bỏ đi.
Một người xa lạ đột nhiên ở đâu ngồi sát bên cạnh bạn, bạn sẽ lập tức ngồi lùi ra xa hoặc đứng dậy.
Bạn đi ngoài đường, một ai đó xa lạ lao đến bạn  hỏi đường, nhưng họ ko biết giữ khoảng cách, đến quá gần bạn, lập tức bạn cũng sẽ phản xạ lại.
Tất cả sự phản xạ đó đều là cách tự vệ khi mà họ bị xâm phạm về sự an toàn.
Chúng ta tạm gọi đó là tự vệ phòng thủ.

Cho nên bài học cho thấy, các bạn khi gặp một ai đó xa lạ, các bạn tuyệt đối đừng xâm phạm vào vùng an toàn của họ.
Vừa mới gặp, bạn đã trách họ ít nói, nhưng bạn nên hiểu, bạn chưa làm cho người ta cảm thấy an toàn để họ có thể chia sẻ.
Bạn thắc mắc tại sao mình vừa ngồi xuống, họ lại đứng lên, bạn nên hiểu bạn phải biết giữ khoảng cách để cho họ giữ được cảm giác an toàn.

Do đó khi xây dựng các mối quan hệ:
Trước hết bạn phải tôn trọng vòng tròn an toàn của họ, tuyệt đối không xâm phạm
Bạn phải tạo cho họ có được cảm giác tin tưởng, an toàn.
Khi xâm phạm vào sự an toàn của họ và bạn bị phản ứng của sự tự vệ, bạn phải bình tĩnh, hiểu và cảm thông, sau đó là xin lỗi trước, mặc dù có thể sự tự vệ của họ hơi thái quá làm bạn bực mình.

3. Sự tự vệ khi mất an toàn về quyền lợi, vất chất, giá trị cuộc sống.

Chắc khi một ai đó mất mát về quyền lợi, vật chất, họ sẽ thay đổi tâm lý, thay đổi cảm xúc. Thông thường khi họ tự mình gây ra hậu quả, họ thay đổi tâm lý và cảm xúc của họ cũng là điều bình thường.
Chúng ta phải hiểu và thông cảm, biết sẻ chia và giúp đỡ, để giảm thiểu những mất mát của họ.

Còn trong một tập thể, đôi khi sai lầm một cá nhân lại làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhóm hoặc cá nhân khác. Điều này dẫn đến sự mất an toàn trong quyền lợi của họ, và họ sẽ phải phản ứng, sẽ phải tự vệ, để bảo vệ quyền lợi, để lấy lại quyền lại, hoặc ít nhất cũng xả đi những bực bội khi mất mát.
Do đó mỗi con người chúng ta phải luôn kiểm soát hành vi của mình, chúng ta luôn phải để ý việc mình làm có ảnh hưởng gì tới người khác hay không, cá nhân và tập thể.
Nếu chúng ta vô tình xâm phạm vào vòng tròn quyền lợi của người khác. Chúng ta có thể nhận về cái giá không nhỏ từ những phản ứng tự vệ của họ.
Và thực tế chứng minh, có biết bao nhiêu cuộc chiến, mẫu thuẫn lớn nhỏ đều xuất phát từ việc người ta xâm phạm quyền lợi của nhau.
Không có khái niệm cụ thể, chúng ta tạm gọi là: Tự Vệ Xung Đột (tranh chấp, mâu thuẫn).

4. Sự  tự vệ khi mất an toàn về cảm xúc tinh thần.

Nó bắt nguồn từ những tình huống rất đơn giản trong cuộc sống mà đôi khi không ai ngờ đến và để ý.
Các ví dụ minh họa cụ thể cho sự mất an toàn về tinh thần cảm xúc.

* Tự vệ quy chụp
 Bạn nói chuyện quá thân mật với một a chàng đồng nghiệp, hai người ngồi sát bên nhau không hề giữ khoảng cách.
Trong giao tiếp khoảng cách nói lên mức độ của quan hệ. Và bạn không hiểu thì vô cùng tai hại.

Người xa lạ thì giữ khoảng cách bao nhiêu
Người thân bạn bè thì khoảng cách mức độ nào.
Và người yêu, vợ chồng thì mới không có khoảng cách.

Do đó bạn không có ý gì nhưng người yêu bạn, chồng bạn lại ghen, và khó chịu. Và bạn lại quá ương ngạnh trong cách hành xử của mình.
Bạn nên hiểu rằng bạn đang làm cho người ta mất an toàn, trong tâm tư, người ta xuất hiện cảm xúc khó chịu, lo lắng khi thấy người yêu mình quá thân mật với người khác.
=> Người ta phải tự vệ, và đó là tự vệ quy chụp, có thể họ biết chỉ là vô tình, không có chuyện gì, nhưng họ vẫn quy chụp để ngăn chặn sự tái diễn ở lần sau.

Bạn phải hiểu để tránh làm người khác mất an toàn, và vô tình dẫn đến sự tan vỡ không đáng có.

* Tự vệ ngụy biện.
Bạn đến một cuộc họp với mọi người, nhưng bị trậm trễ, trưởng nhóm hỏi bạn vì sao đi về muộn, bạn lập tức bị mất an toàn, lo lắng và bạn sẽ tự vệ, bằng cách lấy những lý do hết sức khách quan.
Ví dụ, tắc đường, hỏng xe, đường đi loằng ngoằng...
Đó là tự vệ ngụy biện, và khi con người ta ngụy biện, thì người lại càng bị mất an toàn hơn, điều đó dẫn đến những bất ổn trong tâm lý, và dễ dàng làm cho người ta có những hành vi sai lầm tiếp theo.
Ví dụ như sự lo lắng, sự thiếu tập trung,....
Do đó nếu bạn là người trưởng nhóm, bạn hãy bình tĩnh để xử lý trong tình huống này, nếu như bạn muốn nhân viên của mình có thể làm tốt công việc trong buổi họp.

Khi họ đến muộn, họ đã lo lắng rồi, họ đã mất an toàn rồi. Bạn dò hỏi nguyên nhân, chất vất lý do ngay tại thời điểm đó. Họ càng mất an toàn hơn và để tránh bị trách móc, họ buộc phải ngụy biện.
Và khi ngụy biện rồi, họ lại tiếp tục mất an toàn hơn, vì nói dối bao giờ cũng làm người ta thiếu tự tin, sợ hãi bị phanh phui....
Do đó chắc chắn họ sẽ không còn chú tâm và công việc, và vô tình chính bạn là người làm cho họ thiếu hiệu quả.

Vậy thì bạn phải làm khác đi, bạn tạo cho họ cảm giác an toàn khi họ đến muộn, vui vẻ, chào đón, như không có chuyện gì. Sau đó tập trung vào chủ đề mới để mọi người quên đi và không bàn tán về họ. Để họ có thời gian trấn tĩnh lại, sau đó tập trung vào.
Chắc chắn sau giờ nghỉ, họ sẽ đến xin lỗi bạn vì lý do đến muộn, và cảm ơn bạn đã không trách phạt.
Bù lại họ sẽ làm gì đó tốt hơn để chuộc lỗi.
=> Đó mới là cách hành xử thông minh của các nhà tâm lý.

* Tự vệ đè nén => tự vệ bất chấp
Nó xuất phát tự việc mâu thuẫn về các sự vật sự việc trong cuộc sống.
Bạn tham gia một chương trình nào đó, bạn làm việc trong một team, hay cuộc sống gia đình giữa hai vợ chồng.
Khi có một mâu thuẫn xảy ra giữa hai người.
Nếu cả hai không ai chịu ai thì điều đó dẫn đến một cuộc chiến, hoặc không thì phải có một người thứ ba đứng ra giải quyết.
Còn thông thường, sẽ có một người nhịn và một người không nhịn.

Người nhịn lúc này đang bị mất an toàn nên họ tự vệ đè nén.
Còn người không nhin lúc này cũng đang bị mất an toàn nên họ cũng tự vệ theo kiểu xung đột.
Vậy thì tự vệ đè né, là sự nhẫn nhịn, chấp nhận, nhưng cái gì cũng chỉ có giới hạn chịu đựng. Khi giới hạn bị vượt quá, thì mọi thứ sẽ vỡ tung.
Cho nên khi tự vệ xung đột không kiềm chế được, cũng vượt quá giới hạn, thì sẽ xuất hiện những dấu hiệu sai, những hành vi quá đáng,

Và chính điều đó là cho tự vệ đè nén cũng bị vượt quá giới hạn cho phép. Có thể trước đó họ sai, họ nhịn họ tự vệ đè nén, nhưng bạn lại hành xử quá đáng, bạn đang đúng lại thành sai => Họ không thể tự vệ đè nén nữa, mà cũng chuyển sang tự vệ xung đột, và còn cao hơn gấp nhiều lần, chúng ta gọi là tự vệ bất chấp.
Cho nên người xưa có câu, tức nước vỡ bờ,
Giọt nước tràn ly.
Khi tự vệ đè nén đang dần đến giới hạn, đó thực sự là trạng huống vô cùng nguy hiểm. Nếu bạn không hiểu mà cố tình gây thêm xung đột, bạn sẽ lãnh toàn bộ tự vệ bất chấp của họ.

Họ có thể hành động mất kiểm soát, gây mâu thuẫn, đánh nhau, chửi bởi thậm tệ, hoặc dám làm những việc nguy hiểm hơn như giết người....

Do đó trong cuộc sống, mọi thứ nên vừa phải, tranh luận biết dừng ở mức độ. Họ sai họ im lặng, thì bạn cũng nên im lặng, nếu bạn có lỡ miệng nói quá cái gì đó ảnh hưởng đên tự trọng của họ, và đặc biệt là gia đình, những người quan trọng của họ. Bạn phải dừng ngay lại, biết xin lỗi họ để tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.


Như vậy trên đây là cơ bản về nhân tố vòng tròn an toàn và sự tự vệ trong tâm lý của con người. Nếu bạn hiểu và biết vận dụng tốt, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình khác rất nhiều. Mà cái quan trọng nhất là bạn có được tình cảm của người trong văn minh giao tiếp, văn minh ứng xử.
Cuộc sống thực tế còn nhiều tình huống phức tạp hơn, đa dạng hơn. Nhưng nắm vững được các trường hợp cơ bản như tôi phân tích. Tôi nghĩ có thể nó cũng đã giúp ích được cho bạn khá nhiều.

Pass Phạm.










Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

tháng 8 26, 2018

6 Nhân Tố Tâm Lý Học Bạn Phải Nắm Vững - Động Cơ


Hi chào mừng các bạn ghé thăm blog: Thử Thách Cuộc Sống.


   Chủ đề hôm nay, chúng ta cùng bàn luận nghiên cứu về tâm lý học.
Thực sự mà nói thì, mình thấy tâm lý học rất hay, cực kỳ lợi hại, và nếu bạn hiểu rõ về nó, biết cách sử dụng nó thuần thục, bạn sẽ đạt được nhiều thành công trong công việc, cuộc sống và các mối quan hệ xã hội.

Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một tâm lý khác nhau, nó thể hiện bởi sở thích, phong cách và quan niệm sống, mà không một ai giống ai hoàn toàn.
Vậy thì điều gì tạo nên hiện tượng như vậy:
+ Khi mà cùng một sự vật hiện tượng, có người bảo đẹp, có người bảo xấu
+ Cùng một sự vật hiện tượng mà sáng thấy nó đẹp, chiều lại thấy nó xấu.
+ Cùng một vấn đề, mà ở tuổi 20 bạn thấy nó quá to tát, nghiêm trọng. Nhưng đến tuổi 30 bạn lại thấy nó quá bình thường, không có gì đáng nói.

Một trong số những yếu tố tạo nên điều đó, đó là tâm lý học. Và trong tâm lý mỗi con người, có 6 nhân tố chủ đạo.

                 Động Cơ là nhân tố đầu tiên trong tâm lý học.


1. Động cơ là sự phản ánh tâm lý về một sự vật hiện tượng, mà thỏa mãn nhu cầu của cá nhân đó.
- Ví dụ nói về tiền, ai cũng có nhu cầu thích được kiếm tiền, và tiêu tiền, do đó sẽ có rất nhiều hành, vi mục đích để thỏa mãn nhu cầu kiếm được tiền của bất cứ ai => Đó là động cơ.
- Hôm nay vàng tăng giá, bán ra sẽ có lãi => có tiền => thỏa mãn nhu cầu ăn chơi mua sắm...=> lập tức có hành động mang vàng đi bán.

Như vậy mọi thể hiện tâm lý của con người trước một sự vật cho thấy được động cơ của một con người.
Và bạn sẽ thấy rằng trong mỗi con người, ai cũng có một động cơ lớn, chiếm phần nhiều trong cá nhân họ, và điều đó quyết định cuộc đời của họ.

=> Có những người động cơ chỉ là tiền, làm mọi việc chỉ để làm sao kiếm được nhiều tiền hơn, bất chấp hành vi, thủ đoạn.
=> Có những người cả đời chỉ có động cơ danh vọng, làm sao lên chức vụ cao hơn nữa.
=> Có những người động cơ suốt ngày chỉ là thích trải nghiệm, đi thật nhiều, biết thật nhiều.

Và mỗi người đều có một động chính cho riêng mình, lấy đó là mục tiêu của cuộc sống.

2. Mọi hành vi đều có động cơ.


+ Sẽ sai lầm nếu chúng ta hiểu rằng, có những hành vi là vô tư, không toán tính.
+ Chỉ là động cơ rất nhỏ, hoặc tưởng chừng không có động cơ gì mà thực ra lại có một động cơ rất sâu xa kín đáo đằng sau đó. Và đôi khi động cơ lại nằm ngoài sự kiểm soát của ý thức.
+ Sẽ có những hành vi hiện tại không thể hiện động cơ gì, nhưng nếu hành vi đó thành công, thì kết quả của hành vi đó sẽ dẫn đến một động cơ khác.

Một ai đó mời bạn đi uống nước, rất đơn giản, tưởng chừng như chẳng có ý gì, nhưng có khi động cơ rất đơn giản, đó là muốn chia sẻ, muốn giã bày, muốn được nói ra những điều giữ trong lòng.

Tôi từng nhớ đọc được một đoạn trích rất hay trong một tác phẩm.
"Một anh chàng là người lính sống ở vùng núi biên giới xa xôi và cô quạnh, anh ấy quá buồn vì không có mấy nói chuyện, nên đã nghĩ ra một cách đó là dùng thân cây, ngáng lối đi lại. Cứ mỗi lần có xe chở các đoàn người đi qua, họ dừng lại để gạt cái cây sang một bên, a ta lại chạy đến giúp một tay, và tranh thủ làm quen, nói chuyện, giao lưu dù chỉ là vài phút."

Động cơ anh ta rất đơn giản chỉ là muốn được nói chuyện, được giao lưu cho bớt cô quạnh. Nhưng lại phải bắt đầu từ một hành vi rất phức tạp và khó hiểu.

3. Bạn phải bắt cho được động cơ của người đối diện.


Mọi hành vi đều có động cơ, và động cơ cũng chia thành hai loại đó là tốt và xấu.
Và một điều khó khăn đó là cách phân biệt được tốt xấu nó không đơn giản chút nào.
Có những hành vi tưởng chừng rất tốt, nhưng là cơ sở cho một động cơ xấu, và ngược lại.
Do đó để tránh những phiền phức trong cuộc sống, bạn phải thật cẩn thẩn, cũng như trang bị một kiến thức rất sâu sắc để có thể nắm bắt được động cơ người đối diện.

Nếu bạn quá vô tư, bạn sẽ dễ bị người khác lợi dụng và trở thành công cụ cho các mục tiêu động cơ xấu của họ.

Nhưng nếu bạn quá cẩn trọng, quá đa nghi, bạn sẽ trở thành người khó gần, và vô tình hiểu sai động cơ tốt của người khác.
Do đó việc nắm bắt động cơ của người khác không đơn giản.

Một vài ví dụ cho việc nắm bắt động cơ.

Một người bạn không thân, bao nhiêu năm tháng không hỏi thăm nói chuyện, đột nhiên hôm nay lại gọi điện hỏi thăm, nói chuyện thân mật, thậm chí mời đi uống nước ==> Có động cơ gì.

Cá nhân tôi từng trải qua chuyện này khá nhiều, và sau khi trải qua, tôi đúc rút ra được bài học như sau.
Phần lớn đó là động cơ:  NHỜ VẢ, GIÚP ĐỠ, hoặc là Một sự Hợp Tác.

Vậy thì họ cần giúp đỡ gì.

+ Sự giúp đỡ liên quan đến nghề nghiệp của bạn, ví dụ tôi là một kỹ sư IT, họ thường nhờ vả các việc liên quan đến máy tính, làm web, hoặc tư vấn nên học ngôn ngữ lập trình nào, mua máy tính nào.

+ Sự giúp đỡ liên quan đến khu vực bạn đang ở. Ví dụ người ta cần một người ở khu vực này để giúp một việc gì đó, như nhận hàng tại bến xe, đến cửa hàng, công ty này, người thân ở khu vực này để làm một cái gì đó. Và thông qua bạn bè chia sẻ giới thiệu, thì họ tìm đến bạn.

+ Sự giúp đỡ về tiền bạc. Họ muốn vay tiền của bạn, họ thấy bạn đi làm ổn định, lương khá, cuộc sống thấy không có vấn đề gì, khá lành mạnh, họ nghĩ bạn sẽ có một khoản dư, nên họ muốn vay tiền bạn.

+ Sự giúp đỡ liên quan đến tính cách của bạn.
Họ tìm hiểu, và thậm chí là nghiên cứu thấy được rằng bạn là người tốt tính, dễ dãi, hay là người khờ khạo ngốc nghếch, dễ tin => sẽ lợi dụng bạn để làm một việc gì đó cho họ

+ Sự hợp tác liên quan đến hoàn cảnh của bạn.
Họ biết được rằng, bạn đang trong hoàn cảnh khó khăn, bí bách này kia, cần một lối thoát, và nhất là khi con người ta rơi vào bế tắc, hoàn cảnh thì rất dễ liều mạng, dám làm mọi thứ => rất dễ điều khiển.

+ Sự hợp tác liên quan đến tài năng của bạn.
Họ biết được bạn là người rất tài năng, giỏi nhiều lĩnh vực, họ muốn tạo mối quan hệ thân thiết hơn, và bắt đầu từ đó xây dựng nên các sự hợp tác, rồi tìm cách khai thác tài năng của bạn, cũng như moi được các bí mật về năng lực, các bí quyết về kiếm tiền, công việc của bạn.


Như vậy đó là một ví dụ đơn giản cho việc nắm bắt động cơ người đối diện. Và nếu bạn làm được, bạn sẽ chủ đông hơn trong các hành vi của mình, biết được cái gì tốt để tiếp tục, cái gì xấu phải lập tức loại bỏ, ngăn chặn.


4. Che giấu động cơ là một nghệ thuật.


Bất cứ ai đều mong muốn tìm hiểu xem động cơ của người đối diện là gì, khi họ có hành vi tương tác với mình.
Và ai cũng muốn che giấu động cơ thực sự bên trong một cách kín đáo nhất.

Có khi để đạt được một mục đích A, người ta phải tạo ra 3 4 hành vì khác nhau mà chẳng hề liên quan gì đến A cả. Và điều đó làm cho người đối diện rất khó đoán biết.

Càng những người trưởng thành, càng giỏi trong việc che giấu động cơ thực sự của họ, và để tìm được động cơ thực sự của họ, nó không đơn giản chút nào, nếu không muốn nói đó như một cuộc chiến về trí tuệ.

- Có nhiều khi động cơ lộ liễu mà thực ra không lộ liễu.
- Có nhiều tưởng như không có động cơ mà thực ra lại rất nhiều động cơ đằng sau.
- Có nhiều hành vi tốt mà là công cụ cho các động cơ xấu và ngược lại
- Có nhiều trường hợp, động cơ A nhưng lại sử dụng các hành vi X Y Z.
- Có rất nhiều hành vi có chủ đích, để dẫn đến những động cơ mang tính ngẫu nhiên.


5. Các kỹ năng để tìm kiếm động cơ người đối diện.


- Chấp nhận cuộc chơi đến hồi kết, chấp nhận thiệt hại để xem động cơ cuối cùng là gì => Qúa mạo hiểm.

- Giả ngu là một trong những kỹ năng có thể giúp bạn thực hiện điều đó, vì khi bạn giả ngu, bạn sẽ tạo cho đối phương sự coi thường thiếu phòng hờ, và vô tình để lộ động cơ cho bạn thấy.

- Là một người từng trải, đã trải qua rất nhiều tình huống, đã rèn luyện cho bản thân một bộ óc rất nhạy cảm, linh hoạt trong mọi hoàn cảnh xử lý, để đưa ra được những phán đoán chính xác nhất.
=> Phải tăng tri thức của bản thân, xem nhiều, đọc nhiều, đi nhiều, trải nghiệm nhiều => trưởng thành, sâu sắc và bản lĩnh.

- Là người có kỹ năng phân tích, suy luận rất giỏi, bất cứ tình huống nào đều có đều đọc vị, đặt ra đườc nhiều câu hỏi và tìm được câu trả lời, hoặc ít nhất cũng khoanh vùng được phạm vi của động cơ.

- Là người phải am hiểu rõ đối phương là người thế nào, tính tình, quan điểm lối sống, mối quan hệ xã hội, bạn bè là ai, gia đình họ thế nào, công việc và nghề nghiệp của họ là gì. Cuộc sống và các hoạt động gần đây nhất là gì.

=> Bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc phát hiện động cơ của đối phương.


Ok. Đó là những kiến thức cơ bản về nhân tốt động cơ trong tâm lý của con người.
Hãy trang bị cho mình kỹ năng thật tốt để có thể nắm bắt động cơ, đọc vị được bất cứ ai.

Passion Pham.





Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

tháng 7 07, 2018

Đàn Ông Tốt - Em Phải Tìm Mới Có.



     Có rất nhiều người phụ nữ, bạn gái trẻ thường nói một câu rằng, đàn ông tốt trên đời này không con nữa, đàn ông tốt trên đời này tuyệt chủng hết cả rồi.

Nếu ví đàn ông tốt như là một thứ gì đó quý hiếm, thì chúng ta thử nghĩ xem, có bao giờ những thứ quý hiếm lại có nhiều và dễ dàng tìm thấy.

Ngoại trừ một số người cực kỳ may mắn trong cuộc sống, họ vô tình bắt gặp, và có trong tay một cái gì đó quý hiếm hết sức tình cờ.

Còn lại chúng ta hãy tự hỏi, có bao giờ tự nhiên chúng ta có một trong tay một cái gì đó quý hiếm, hay bỗng nhiễn ở đâu đó bay ra một cái gì đó quý hiếm và rơi vào trong tay của chúng ta.

KHÔNG, cuộc sống này để có được một cái gì đó đáng giá, chúng ta có đôi khi phải trá giá rất nhiều, hoặc ít nhất cũng phải bỏ ra nhiều công sức mới có thể có được.

Thế nào là một người đàn ông tốt.
Mỗi bạn gái, mỗi người phụ nữ lại có một quan niệm khác nhau về cái sự tốt của một người đàn ông.

Như vậy nếu một người đàn ông có thể cực tốt và là mẫu người lý tưởng của người phụ nữ này, nhưng chưa chắc đã là hình mẫu tốt lý tưởng trong mắt người phụ nữ kia.

Vậy thì nếu ai cũng đòi một khái niệm, người đàn ông tốt. Thì phải có một người đàn ông tốt đến mức mà mọi người phụ nữ phải công nhân.
Anh ta phải sống làm sao vừa lòng được tất cả mọi người phụ nữ trên thế gian này.

Thật khó biết bao nhiêu, khi trên đời chúng ta phải sống để vừa lòng với tất cả mọi người.
Anh ta sẽ không còn là chính mình, a ta sẽ phải tốt với tất cả mọi người, để bất cứ người phụ nữ nào gặp anh ta đều công nhận anh ta là người đàn ông tốt.

Nhưng, nếu bạn là người yêu của anh ấy, là vợ của anh ấy, bạn có thích chồng mình, ngoài vợ con ra vẫn còn dành thời gian cho bao nhiêu người khác, tốt với bao nhiêu người khác, sống vì bao nhiêu người khác hay không.

Khi mà cuộc sống xã hội còn bao nhiêu khó khăn, thử thách, bao nhiêu vấn đề phải lo toan.
Bạn có muốn chồng bạn đến giờ làm không về phụ bạn việc gia đình, mà vẫn còn nán lại công ty giúp đỡ một cô gái đồng nghiêp công việc, vì cô ấy bạn đi du lịch, để lấy cái tiếng, là người đàn ông tốt.
Vậy cho nên chúng ta hãy dừng phán xét về một ai đó, vì có thể họ không phải là người đàn ông tốt của chúng ta, nhưng lại là người đàn ông lý tưởng của một người phụ nữ khác.
Và chưa chắc rằng, chúng ta đã ưu tú hơn người phụ nữ đó.

Người đàn ông tốt cho riêng mình.
Vậy bạn cần một người đàn ông tốt với những tính cách như thế nào. Chúng ta cùng xét một số tiêu chí mà các bậc tiền bối cho lời khuyên.

+ Là một người đàn ông đúng nghĩa.
+ Có thái độ lao động.
+ Có phẩm chất đạo đức.
+ Có ý chí và năng lực.
+ Có phương pháp.

Người đàn ông có phẩm chất đạo đức tốt, thì sẽ hiểu rằng, con người sống phải biết khiêm tốn, kín đáo, không nên khoe khoang, tự ca ngợi mình.
Bạn thử nghĩ xem. Bạn liên tục hỏi, đàn ông tốt đi đâu cả rồi, chết cả rồi, tiệt chủng cả rồi.

Nhưng chẳng người đàn ông tốt nào suốt ngày tự khoe mình trên mạng cả.
Và nếu có, bạn có tin không ?. Vậy bạn làm thế nào biết được ?

Người đàn ông có ý chí và năng lực, sẽ dành thời gian cho việc nghiên cứu, sáng tạo, phát triển hoài bão, và thực hiện sứ mệnh, cho gia đình và cho xã hội.
Người đàn ông có thái độ lao động, luôn dành thời gian cho việc tạo ra các giá trị có ích, tạo ra của cải vật chất, lo được cho gia đình, cho vợ con và các trách nhiệm trong cuộc sống.

Khi đạt được sự giàu có, đạt được hoài bão và sứ mệnh, có nhân phẩm đạo đức, thì họ là người sống kín đáo, sâu sắc, không tranh đua, họ thích sự bình yên, và đề cao sự riêng tư.

Vậy nếu bạn là một người xa lạ, bạn làm sao hiểu và đánh giá được một người như vậy.
Có khi bạn sai lầm, vì nhiều người rất giỏi và tài năng, họ lại giấu mình trong một cái vỏ bọc của sự ngờ nghệch.

Vậy thì có hai cách để tìm hiểu đánh giá phẩm chất một con người.
+ Bạn phải tự mình tìm hiểu, nghiên cứu, và dựa vào tài năng trí tuệ của bạn để phân tích một con người và đi đến quyết định. Bạn không thể ngồi một chỗ và chờ đời, đòi hỏi người đàn ông tốt đến với mình. Nếu có thì xác xuất cũng rất nhỏ, đó là khi bạn cũng là một người phụ nữ tuyệt vời, và người đàn ông tốt họ sẽ làm được điều, đó phát hiện ra bạn.
Vậy thì bạn lại phải tìm hiểu xem, thế nào là một người phụ nữ tốt, và người phụ nữ như thế nào, thì những người đàn ông tốt sẽ tìm đến bạn, hay những người đàn ông tốt cần những người phụ nữ như thế nào.

+ Bạn trực tiếp can dự vào một mối tình, bạn thử thách người đàn ông xem anh ta có dám bỏ vợ con, để đến với mình hay không.
Bạn đóng vai một người xấu để tìm cách dò năng lực, và trình độ của người đó.
Con người ta chỉ phô bày sức mạnh khi bị ai đó tấn công, và dồn vào đường cùng.
Lúc đó bạn sẽ biết con người thật của một ai đó. Nhưng cách số 2 chỉ là cách để kiểm tra, chứ không phải là cách để tìm kiếm.

Cuối cùng:
Cho dù là ai, thì xã hội luôn có hai mặt, và con người cũng vậy, có người xấu người tốt, không chỉ riêng phụ nữ hay đàn ông. Tất cả là do quá trình rèn luyện của cá nhân, sự dạy dỗ của gia đình, và sự tác động của xã hội.
Cái chúng ta cần làm, là tự bản thân mình phải rèn luyện để phấn đấu thành người tốt trước.

Vượt được sướng, chịu được gian khổ, biết cho đi, biết sống vì người khác. Biết nhẫn nhịn, và biết mạnh mẽ, cứng rắn trước sự thật và chân lý.
____________________________________________________

Damme88

tháng 7 07, 2018

Anh Có Đủ Kiên Trì



Sau Những Nỗi Đau Em Khép Mình Lại.

Anh Có Đủ Kiên Trì Để Mở Cánh Cửa Đó Ra.

 
  Em là một người con gái, và cũng như bao nhiêu người con gái khác, yêu nhiều bằng cảm xúc.
Khi đến với một ai bằng tình yêu thật sự, cả thế giới chỉ thu gọn lại bằng một người mà em yêu thật lòng. Mọi thứ lúc nào chỉ cũng có đến anh, muốn đi chơi cùng anh, làm việc chăm chỉ vì có động lực là anh, và em thích thủ thỉ cùng anh trong những khoảng thời gian chỉ có hai đứa.

Lúc đó thế giới của em đơn giản và nhỏ bé chừng nào. Chỉ anh là đủ, thế giới chỉ có anh.

Nhưng rồi một ngày, anh bỏ em ra đi, anh có hiểu rằng, trong em là một sự sụp đổ đến thế nào?
Em coi anh là thế giới của em, thì thời điểm đó, em cũng coi như là cả thế giới đã phản bội em.
Em buồn, em khóc, em cảm giác như mình mất tất cả, bởi lẽ tất cả của em vốn dĩ chỉ là anh.
Tình yêu đã làm cho em trở nên ngốc nghếch như vậy đó.

Em ghét mọi thứ xung quanh, em sợ tất cả những người đàn ông khác, bởi vì anh là người em yêu nhất, tin tưởng nhất, tốt nhất mà còn như vậy với em, thì liệu những người đàn ông khác ngoài kia chắc gì đã hơn anh.

Mặc cho người ta nói, con người phải có lý trí, phải có niềm tin, phải biết phân biệt đúng sai, thật giả.
Trong em lúc đó chỉ còn là một thứ hỗn độn, một sự mất mát, một sự tổn thương ghê ghớm.
Em buồn, em khóc, em đau còn chưa hết nói chi đến việc bình tĩnh, và nghĩ về những thứ khác, nghĩ cho người khác, nghĩ cho xung quanh.
Em chán ăn uống, em thờ ờ với việc ăn mặc, em mệt mỏi và phân tâm trong công việc, và mọi thứ xung quanh em đều nhạt nhẽo đến chừng nào.
Trong em vừa buồn vừa tổn thương, em khóc, và luôn suy nghĩ, đặt ra vô vàn câu hỏi, vì sao anh lại đối xử vậy với em.
Vì sao sau bao nhiêu kỉ niệm, bao nhiêu thời gian trôi qua và gắn bó với nhau, rồi chúng ta lại có kết thúc như vậy.
....
Rồi thời gian trôi đi, mọi thứ có vẻ dần nguôi ngoai, nhưng vết thương lòng vẫn âm ỉ còn đó. Em có thể vui vẻ hơn, có thể trở lại bình thường bằng vẻ bên ngoài.
Nhưng thực sự vẫn không thể như trước đây. Lúc chưa yêu và lúc đang yêu, em ngây thơ, vui vẻ, hồn nhiên và yêu đời biết bao nhiêu.

Trong em bây giờ là một con người đã từng trải qua biến cố về tình cảm, đã có những tổn thương âm ỉ trong lòng, và nhất là đã từng đặt niềm tin và bị thất vọng.

Em sống khép mình lại, lý trí hơn, em nhìn đời phũ phàng hơn, và cẩn trọng với mọi thứ.
Em hững hờ với tình yêu và cảm giác mất niềm tin vào nó.

Nhưng cho đến cuối cùng, em vẫn là một người phụ nữ, một người con gái, thèm sự yêu thương, sự quan tâm và chăm sóc.
Em vẫn mong chờ và hy vọng vào một người có thể tốt hơn mang cho em những niềm vui và hạnh phúc, bù đắp lại cho em những tổn thương tinh thần.
Và em cần một người đủ kiên trì, đủ sức mạnh, đủ yêu thương để có thể giúp em, giúp em mở lòng ra, mở cánh cửa trái tim đang đóng chặt vì những tổn thương, sai lầm trong quá khứ.


NẾU ANH LÀ NGƯỜI YÊU EM - ANH ĐỦ KIÊN TRÌ ĐỂ MỞ CÁNH CỬA ĐÓ RA.

Passion Pham


Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

tháng 7 05, 2018

Thử Thách: Tình Yêu Và Vấn Đề Vai Vế Trong Họ Tộc.



Bạn Sẽ Làm Gì Khi: Tình Yêu Bị Phản Đối Vì Vấn Đề Vai Vế Cao Thấp

    Thực tế cuộc sống có muôn hình vạn trạng, và tình yêu cũng có muôn vàn thử thách.
Nếu giả sử một ngày bạn rơi vào hoàn cảnh như sau, bạn sẽ làm gì.

+ Bạn là một cô gái, bạn có tình yêu với một người con trai ở cùng quê hương với bạn, cùng làng xóm với bạn.
+ Bạn yêu họ rất nhiều, và họ cũng yêu bạn sâu sắc. Khi yêu nhau người ta như quên đi mọi thứ, chỉ còn biết thế giới là chỉ có hai đứa.
+ Bạn là một cô gái tốt, chăm chỉ, có công việc, và anh ta cũng vậy, nhưng anh ta có địa vị cao hơn, danh giá hơn.
+ Nhưng rồi khi thời gian qua đi, bạn và anh ấy cũng đến tuổi tính đến chuyện tương lai.

Thì:
+ Gia đình người bạn trai của bạn biết được và từ chối.
+ Lý do là vì, xét theo vai vế dòng họ trong làng, thì gia đình bạn thấp hơn nhà anh ta rất nhiều.
+ Nếu bạn và anh ấy đến với nhau, thì nhiều người trong họ hàng sẽ phải thay đổi lại cách xưng hô, mà họ không muốn.
+ Họ là những người bảo thủ và rất truyền thống, rất khó thay đổi.

Bạn trai bạn vẫn kiên trì cố gắng thuyết phục gia đình.
Bạn cũng nhất quyết giữ cho được tình cảm, không chịu đầu hàng.
Nhưng mẹ của bạn trai thì tìm mọi cách để chia rẽ.

Bà gọi điện để nói chuyện với bạn, muốn bạn chia tay với người yêu.
Không chia rẽ được, bà lại đến tận nhà nói chuyện, rồi quá đang hơn là coi thường chê trách bạn. 
Thậm chí có lúc xúc phạm bạn và gia đình.

Bạn yêu người ta rất nhiều, nhưng bị tổn thương rất nhiều.
Gia đình bạn cảm thấy bị xúc phạm bị coi thường cũng muốn bạn chấm dứt ngay.
Người yêu vẫn muốn bạn hãy kiên trì chờ đợi, để anh ấy tìm cách thuyết phục.
Gia đình bạn thì muốn bạn chấm dứt là lấy một người khác được mai mối.
Bạn yêu anh ta vô cùng và a ta cũng vậy, bạn biết chắc rằng, nếu bạn bỏ anh ấy, bạn sẽ đau khổ và anh ấy sẽ suy sụp.

BẠN SẼ LÀM THẾ NÀO.


tháng 7 05, 2018

Thử Thách: Một cuộc hẹn hò 3 người



Bạn sẽ làm gì khi gặp một cuộc hẹn hò 3 người.

Đã khi nào bạn rơi vào tình huống này chưa.

Bạn quen một ai đó được một thời gian và cả hai đều có những lần trò chuyện vui vẻ, gần gũi, thân thiện trên mạng.
Bạn không hỏi nhưng qua tìm hiểu , nói chuyện bạn đoán được rằng cô nàng còn đang chưa yêu ai.

Rồi một ngày bạn nhiệt tình mời cô ấy đi cafe, và cô ấy vui vẻ nhận lời. Bạn đặt nhiều kỳ vọng tình cảm vào cuộc trò chuyện này, để hiểu hơn về cô ấy.
Bạn mua một bông hoa mang theo với dự định tặng cô ấy để tạo ấn tượng đầu.

Nhưng khi đến cuộc hẹn xảy ra tình huống sau.

Bạn đến trước, ngồi chờ đợi rất vui vẻ, thì đột nhiên bạn thấy cô ấy đến cùng một người con trai khác.
Khi ngồi, bạn thấy họ ngồi cạnh nhau, còn bạn ngồi đối diện.
Trong cuộc nói chuyện, bạn thấy cô ấy và a chàng kia nói nhiều hơn bạn. Và họ thường trêu nhau, có vẻ thân thiết.
Bạn cảm thấy thất vọng vể cảm xúc, lạc lõng trong câu chuyện, và hơn cả là có chút gì đó như vô duyên thừa thãi.

Bạn sẽ làm gì.

tháng 7 05, 2018

Khi Em Biết Trân Trọng - Mọi Thứ Đã Muộn Rồi.


Khi Em Biết Trận Trọng Và Hối Hận - Mọi Thứ Đã Muộn Rồi.


   Ngày hôm nay khi em khóc lóc nói rằng, em đã sai, em thật ngu ngốc khi đã không biết trân trọng. Thì mọi thứ đã quá muộn rồi. Không còn cơ hội nào dành cho em nữa cả. Bởi vì họ đã cho em quá nhiều cơ hội, nhưng em đã phũ phàng từ bỏ.

Khi mà trong xã hội này, có biết bao nhiêu cô gái mong muốn có được một chàng trai biết quan tâm, biết chia sẻ, biết giúp đỡ và biết dành thời gian cho em.

Có biết bao nhiêu cô gái, mong muốn được người mình yêu đưa đi chơi, tặng một món quà nhỏ trong những ngày đặc biệt. Tâm sự chia sẻ vào mỗi buổi tối, và đôi khi là những điều lãng mạn giản dị đến không ngờ.

Nhưng em, em có một người như vậy bên mình, nhưng lại không hề biết trân trọng.

Em chỉ muốn tự do, thích thì yêu, chán thì thôi. Và em thay đổi cảm xúc nhanh đến bất ngờ, khó hiểu.

Hôm nay thích em có thể đến bên người ta, ngày mai chỉ một câu không vừa ý, em giận dỗi, tắt face, khóa máy, và đủ trò trẻ con khác như để cả thế giới biết rằng, em đang giận dỗi người yêu.

Em còn trẻ con quá, dễ đao động quá, em thiếu kiên định vào bản thân.
Em có biết rằng, cuộc sống này còn nhiều gian nan và vất vả đến chừng nào, cuộc sống gia đình còn nhiều chông gai và sóng gió.

Nếu không chuẩn bị trước cả về tâm lý, tính cách, vật chất và những kinh nghiệm sống. Thì hôn nhân nào cũng sẽ rơi vào tình cảnh lung lay, thiếu bền vững.

Nhưng không, em không quan tâm đến điều đó, em còn thích chơi, thích vi vu, em nghĩ mình còn trẻ, vài năm nữa em mới tính. Em ngây thơ quá.

Em đã không hiểu giá trị của những điều đó, và em coi nhẹ mọi thứ em đang có bên mình.

Và rồi sự kiên trì cũng có giới hạn, sau quá nhiều lần hợp, tan, tan lại hợp, em để lại cảm xúc cho người ta là một sự chán nản, thiếu bền vững, là một mối quan hệ không rõ ràng, và biến động theo thời gian.

Em muốn dừng lại. Người ta chấp nhận, không níu kéo, người ta cho em quá nhiều cơ hội rồi, nhưng em không quan tâm.

Em đi rồi em được tự do, em hết bận tâm, em vui chơi cho thật đã, mọi cái khác tính sau. 
Còn người ở lại thì sao.
+ Khi đặt niềm tin quá nhiều vào một thứ gì đó rồi mất => Cảm giác thất vọng thế nào ?
+ Đối mặt với biết bao áp lực ?
+ Mất niềm tin vào những thứ xung quanh.
+ Phân tâm trong công việc và cuộc sống => kéo theo những hệ lụy.
=> Chung quy lại là một sự tổn thương về tinh thần.

Rồi thời gian trôi qua, mọi thứ cũng dần lắng đọng, và khi con người ta đủ sức chịu đựng, thì mọi sóng gió sẽ qua.

Thời gian trôi qua và em cũng bắt đầu thay đổi, chơi mãi cũng chán, tự do mãi cũng mệt, và em bắt đầu hiểu ra, em mới bắt đầu cảm nhận.
Em mới bắt đầu nhớ lại để rồi bắt đầu hoài niệm => Em bắt đầu thấy hối tiếc để rồi hối hận.

Nhưng rất tiếc, mọi thứ đã muộn màng.

_____________________________________________
Passion Pham