Ads

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

6 Nhân Tố Tâm Lý Học Bạn Phải Nắm Vững - Vòng Tròn An Toàn - Sự Tự Vệ.




Nhân tố thứ 2 trong tâm lý học đó là sự tự vệ. Nó bắt đầu từ việc mỗi con người ai cũng có cho mình một cái vòng tròn an toàn.
Vòng tròn an toàn có thể được phân loại như sau.

1. Sự an toàn về phạm vi địa lý, phạm vi sống.

Bất cứ ai cũng có một khu vực, một nơi của riêng mình, nơi được gọi là an toàn nhất, yên bình nhất, thoải mái nhất, đó chính là ngôi nhà của bạn.
Cho nên, bao giờ bạn cũng có cảm giác đó là, khi trở về nhà là lúc được thoải mái nhất, còn cho dù bạn ở nhà của bạn bè, anh chị em, bạn vẫn có một cái cảm giác gì đó không thực sự thoải mái, vô tư.
Và để làm cho tâm lý của người khác bớt chút ngại ngùng, bớt chút e dè, bớt chút khách sao, chủ nhà thường hay nói câu: "cứ coi như nhà của mình..."
Bên cạnh đó là các phạm vi địa lý khác, Ví dụ, bạn sống ở hà nội 10 năm, thì hà nội trở thành một nơi thân quen của bạn, cho nên khi bạn đi đâu xa, vào nam, ra nước ngoài, bạn vẫn có cảm giác gì đó xa lạ, chuẩn bị tâm lý, cảnh giác với mọi thứ xung quanh.

Khi trở về, về đến hà nội, với đến mảnh đất bạn đã sống nhiều năm, bạn cảm giác sẽ an toàn hơn rất nhiều, thoải mái hơn rất nhiều.

2. Sự an toàn về những mối quan hệ.

Chúng ta luôn cảm giác thoải mái với những người thân quen, với bạn bè, người thân trong gia đình, và luôn đề phòng cảnh giác với những người xa lạ.
Đó là vòng tròn an toàn trong các mối quan hệ.
Với người thân, người quen, chúng ta đã có những mối quan hệ một thời gian dài, chúng ta hiểu rõ họ là ai, là người như thế nào, họ đến với mình là động cơ gì, cho nên chúng ta rất thoải mái trước họ, vô tư và cảm giác an toàn khi bên cạnh người thân, bạn bè.
Do đó, với những cô gái ở tuổi nhạy cảm nhất cuộc đời, vì sao họ luôn cảm thấy an toàn, khi bên cạnh người yêu, vì họ biết đó là người mà họ tin tưởng, yêu thương họ, che chở cho họ, và luôn chia sẻ, đối xử tốt với họ.
Còn với người xa lạ, chắc chắn chúng ta sẽ luôn có một hành động dè chừng, và cảnh giác, chúng ta không dễ dãi nói chuyện một cách thân mật, chúng ta không vồn vập như đã thân quen,

3. Sự an toàn về quyền lợi, vật chất và cuộc sống.

Bất cứ ai trong cuộc đời cũng đều thích hai chữ bình yên, và phát triển. Chúng ta xây dựng cho mình một cuộc sống tốt nhất có thể, đó là an toàn, ôn định, phát triển, và sức khỏe.
Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật tốt và hạnh phúc, khi bạn có một gia đình hạnh phúc, có một cuộc sống yên bình, không sóng gió không biến cố, có công ăn việc làm tốt và ổn định và có hướng phát triển, và có một sức khỏe tốt.
Và với một hiện trạng cuộc sống như vậy, rõ ràng, bạn đang có một vòng tròn cực kỳ an toàn trong cuộc sống.
Nó khác hẳn với cuộc sống của những người tha phương cầu thực, những người không ổn định trong công việc, những người ốm đau bệnh tật nay khỏe mai ốm, hay cuộc sống của những con người ở một đất nước chiên tranh bị làm nô lệ, lo lắng bất ổn theo từng giờ...

4. Sự an toàn về cảm xúc và tinh thần.

Đó là vòng tròn an toàn rất quan trọng. Khi bạn có một cuộc sống tốt, có văn hóa, có trình độ, và có một nhân phẩm tốt, một lý lịch trong sáng, bạn tự tin hơn bất cứ ai, bạn luôn có cảm xúc tốt, tinh thần tự tin lạc quan, yêu đời.
Và điều đó giúp bạn phát triển tốt hơn trong cuộc sống, bạn làm được nhiều việc ý nghĩa hơn, và bản cảm thấy cuộc sống của mình thực sự đang rất tốt.

Vậy thì với vòng tròn an toàn ở trên, bạn luôn có một tâm lý vững vàng, ổn định.

Nhưng, khi một trong bốn vòng tròn an toàn ở trên bị xâm phạm, lập tức bạn sẽ thay đổi tâm lý hoàn toàn.

1. Tự vệ khi bị xâm phạm an toàn về địa lý, khu vực.

Bạn đang sống yên ổn ở nhà, đột nhiên nhà bạn bị kẻ gian đột nhập lấy cắp tài sản, bạn cảm giác mất hết an toàn, bạn lo lắng, bạn sợ hãi và mỗi ngày trôi qua bạn cứ suy nghĩ, và chính những điều đó buộc bạn phải thực hiện một hành vi tự vệ, chúng ta tạm gọi là tự vệ ngăn chặn.
Bạn phải nghĩ ra mọi cách để giải quyết vấn đề này, để nó không tái diễn, không xảy ra nữa. Có thể bạn chuyển nhà, có thể bạn thay ổ khóa, có thể bạn mua camera phòng chống, có thể bạn mua thiết bị chống trộm, báo chộm, hay trình báo công an đề phòng tăng cường an ninh.

Bạn đến một vùng đất mới có thể là đi chơi, đi du lịch, đi công tác, bạn sẽ luôn dành thời gian tìm hiểu về nó, xem có những vấn đề gì phát sinh hay không, bạn sẽ nghi ra mọi hành động tự về để giảm thiểu việc bị mất an toàn.
Giữ giấy tờ đồ dùng, tiền bạc cẩn thận hơn đè phòng bị mất.
Đi đâu cũng để kỹ nhìn trước ngó sau.
Chắc chắn sẽ không đi những nơi phức tạp nhiều tệ nạn....
Một ví dụ khác về tự vệ ngăn chặn trong thế giới sinh vật, các bạn thấy loài vật nào cũng có địa bàn riêng của chúng, và chúng cảm thấy an toàn trong địa bàn đó. Khi bị một loại vật xa lạ nào đó đến xâm phạm, chúng ta sẽ tìm cách tự vệ, ngăn chặn lại, và đuổi đi.

Nói xa xôi trong một đất nước một dân tộc, khi một đế quốc xâm lăng một đất nước, người dân bị xâm phạm chủ quyền, họ buộc phải đứng lên bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ sự an toàn cho cuộc sống của họ. Và họ tự vệ bằng cách đấu tranh giành độc lập tự do.

Do đó, nếu bạn hiểu tâm lý, bạn hãy nhớ rằng, bất cứ ai cũng có vòng tròn an toàn về khu vực, địa lý, bạn đừng xâm phạm vô cơ vào khu vực của họ, bạn sẽ nhận được kết quả không từ những đòn tự vệ của họ.

2. Sự tự vệ khi gặp những mối quan hệ không tốt.
Bạn ở trong một tập thể những người quen, chắc chắn bạn sẽ vô tự, cảm giác an toàn thoải mái. Nhưng khi bạn đến một nơi chỉ toàn những người xa lạ, bạn sẽ luôn giương vây cảnh giác, đề phòng.
Một ai đó bất ngờ xâm phạm vào, bạn sẽ lập tức phản xạ tự vệ.

Một cô gái đột nhiên bị một anh chàng lạ mặt cầm tay, cô ta lập tức sẽ hất ra.
Một người xa lạ đột nhiên nhảy vào ôm hôn cô gái, cô sẽ cho một cái tát.
Một người xa lạ đột nhiên kéo bạn vào nhảy nhót, múa may trong một cuộc vui, bạn sẽ tìm cách từ chối và bỏ đi.
Một người xa lạ đột nhiên ở đâu ngồi sát bên cạnh bạn, bạn sẽ lập tức ngồi lùi ra xa hoặc đứng dậy.
Bạn đi ngoài đường, một ai đó xa lạ lao đến bạn  hỏi đường, nhưng họ ko biết giữ khoảng cách, đến quá gần bạn, lập tức bạn cũng sẽ phản xạ lại.
Tất cả sự phản xạ đó đều là cách tự vệ khi mà họ bị xâm phạm về sự an toàn.
Chúng ta tạm gọi đó là tự vệ phòng thủ.

Cho nên bài học cho thấy, các bạn khi gặp một ai đó xa lạ, các bạn tuyệt đối đừng xâm phạm vào vùng an toàn của họ.
Vừa mới gặp, bạn đã trách họ ít nói, nhưng bạn nên hiểu, bạn chưa làm cho người ta cảm thấy an toàn để họ có thể chia sẻ.
Bạn thắc mắc tại sao mình vừa ngồi xuống, họ lại đứng lên, bạn nên hiểu bạn phải biết giữ khoảng cách để cho họ giữ được cảm giác an toàn.

Do đó khi xây dựng các mối quan hệ:
Trước hết bạn phải tôn trọng vòng tròn an toàn của họ, tuyệt đối không xâm phạm
Bạn phải tạo cho họ có được cảm giác tin tưởng, an toàn.
Khi xâm phạm vào sự an toàn của họ và bạn bị phản ứng của sự tự vệ, bạn phải bình tĩnh, hiểu và cảm thông, sau đó là xin lỗi trước, mặc dù có thể sự tự vệ của họ hơi thái quá làm bạn bực mình.

3. Sự tự vệ khi mất an toàn về quyền lợi, vất chất, giá trị cuộc sống.

Chắc khi một ai đó mất mát về quyền lợi, vật chất, họ sẽ thay đổi tâm lý, thay đổi cảm xúc. Thông thường khi họ tự mình gây ra hậu quả, họ thay đổi tâm lý và cảm xúc của họ cũng là điều bình thường.
Chúng ta phải hiểu và thông cảm, biết sẻ chia và giúp đỡ, để giảm thiểu những mất mát của họ.

Còn trong một tập thể, đôi khi sai lầm một cá nhân lại làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhóm hoặc cá nhân khác. Điều này dẫn đến sự mất an toàn trong quyền lợi của họ, và họ sẽ phải phản ứng, sẽ phải tự vệ, để bảo vệ quyền lợi, để lấy lại quyền lại, hoặc ít nhất cũng xả đi những bực bội khi mất mát.
Do đó mỗi con người chúng ta phải luôn kiểm soát hành vi của mình, chúng ta luôn phải để ý việc mình làm có ảnh hưởng gì tới người khác hay không, cá nhân và tập thể.
Nếu chúng ta vô tình xâm phạm vào vòng tròn quyền lợi của người khác. Chúng ta có thể nhận về cái giá không nhỏ từ những phản ứng tự vệ của họ.
Và thực tế chứng minh, có biết bao nhiêu cuộc chiến, mẫu thuẫn lớn nhỏ đều xuất phát từ việc người ta xâm phạm quyền lợi của nhau.
Không có khái niệm cụ thể, chúng ta tạm gọi là: Tự Vệ Xung Đột (tranh chấp, mâu thuẫn).

4. Sự  tự vệ khi mất an toàn về cảm xúc tinh thần.

Nó bắt nguồn từ những tình huống rất đơn giản trong cuộc sống mà đôi khi không ai ngờ đến và để ý.
Các ví dụ minh họa cụ thể cho sự mất an toàn về tinh thần cảm xúc.

* Tự vệ quy chụp
 Bạn nói chuyện quá thân mật với một a chàng đồng nghiệp, hai người ngồi sát bên nhau không hề giữ khoảng cách.
Trong giao tiếp khoảng cách nói lên mức độ của quan hệ. Và bạn không hiểu thì vô cùng tai hại.

Người xa lạ thì giữ khoảng cách bao nhiêu
Người thân bạn bè thì khoảng cách mức độ nào.
Và người yêu, vợ chồng thì mới không có khoảng cách.

Do đó bạn không có ý gì nhưng người yêu bạn, chồng bạn lại ghen, và khó chịu. Và bạn lại quá ương ngạnh trong cách hành xử của mình.
Bạn nên hiểu rằng bạn đang làm cho người ta mất an toàn, trong tâm tư, người ta xuất hiện cảm xúc khó chịu, lo lắng khi thấy người yêu mình quá thân mật với người khác.
=> Người ta phải tự vệ, và đó là tự vệ quy chụp, có thể họ biết chỉ là vô tình, không có chuyện gì, nhưng họ vẫn quy chụp để ngăn chặn sự tái diễn ở lần sau.

Bạn phải hiểu để tránh làm người khác mất an toàn, và vô tình dẫn đến sự tan vỡ không đáng có.

* Tự vệ ngụy biện.
Bạn đến một cuộc họp với mọi người, nhưng bị trậm trễ, trưởng nhóm hỏi bạn vì sao đi về muộn, bạn lập tức bị mất an toàn, lo lắng và bạn sẽ tự vệ, bằng cách lấy những lý do hết sức khách quan.
Ví dụ, tắc đường, hỏng xe, đường đi loằng ngoằng...
Đó là tự vệ ngụy biện, và khi con người ta ngụy biện, thì người lại càng bị mất an toàn hơn, điều đó dẫn đến những bất ổn trong tâm lý, và dễ dàng làm cho người ta có những hành vi sai lầm tiếp theo.
Ví dụ như sự lo lắng, sự thiếu tập trung,....
Do đó nếu bạn là người trưởng nhóm, bạn hãy bình tĩnh để xử lý trong tình huống này, nếu như bạn muốn nhân viên của mình có thể làm tốt công việc trong buổi họp.

Khi họ đến muộn, họ đã lo lắng rồi, họ đã mất an toàn rồi. Bạn dò hỏi nguyên nhân, chất vất lý do ngay tại thời điểm đó. Họ càng mất an toàn hơn và để tránh bị trách móc, họ buộc phải ngụy biện.
Và khi ngụy biện rồi, họ lại tiếp tục mất an toàn hơn, vì nói dối bao giờ cũng làm người ta thiếu tự tin, sợ hãi bị phanh phui....
Do đó chắc chắn họ sẽ không còn chú tâm và công việc, và vô tình chính bạn là người làm cho họ thiếu hiệu quả.

Vậy thì bạn phải làm khác đi, bạn tạo cho họ cảm giác an toàn khi họ đến muộn, vui vẻ, chào đón, như không có chuyện gì. Sau đó tập trung vào chủ đề mới để mọi người quên đi và không bàn tán về họ. Để họ có thời gian trấn tĩnh lại, sau đó tập trung vào.
Chắc chắn sau giờ nghỉ, họ sẽ đến xin lỗi bạn vì lý do đến muộn, và cảm ơn bạn đã không trách phạt.
Bù lại họ sẽ làm gì đó tốt hơn để chuộc lỗi.
=> Đó mới là cách hành xử thông minh của các nhà tâm lý.

* Tự vệ đè nén => tự vệ bất chấp
Nó xuất phát tự việc mâu thuẫn về các sự vật sự việc trong cuộc sống.
Bạn tham gia một chương trình nào đó, bạn làm việc trong một team, hay cuộc sống gia đình giữa hai vợ chồng.
Khi có một mâu thuẫn xảy ra giữa hai người.
Nếu cả hai không ai chịu ai thì điều đó dẫn đến một cuộc chiến, hoặc không thì phải có một người thứ ba đứng ra giải quyết.
Còn thông thường, sẽ có một người nhịn và một người không nhịn.

Người nhịn lúc này đang bị mất an toàn nên họ tự vệ đè nén.
Còn người không nhin lúc này cũng đang bị mất an toàn nên họ cũng tự vệ theo kiểu xung đột.
Vậy thì tự vệ đè né, là sự nhẫn nhịn, chấp nhận, nhưng cái gì cũng chỉ có giới hạn chịu đựng. Khi giới hạn bị vượt quá, thì mọi thứ sẽ vỡ tung.
Cho nên khi tự vệ xung đột không kiềm chế được, cũng vượt quá giới hạn, thì sẽ xuất hiện những dấu hiệu sai, những hành vi quá đáng,

Và chính điều đó là cho tự vệ đè nén cũng bị vượt quá giới hạn cho phép. Có thể trước đó họ sai, họ nhịn họ tự vệ đè nén, nhưng bạn lại hành xử quá đáng, bạn đang đúng lại thành sai => Họ không thể tự vệ đè nén nữa, mà cũng chuyển sang tự vệ xung đột, và còn cao hơn gấp nhiều lần, chúng ta gọi là tự vệ bất chấp.
Cho nên người xưa có câu, tức nước vỡ bờ,
Giọt nước tràn ly.
Khi tự vệ đè nén đang dần đến giới hạn, đó thực sự là trạng huống vô cùng nguy hiểm. Nếu bạn không hiểu mà cố tình gây thêm xung đột, bạn sẽ lãnh toàn bộ tự vệ bất chấp của họ.

Họ có thể hành động mất kiểm soát, gây mâu thuẫn, đánh nhau, chửi bởi thậm tệ, hoặc dám làm những việc nguy hiểm hơn như giết người....

Do đó trong cuộc sống, mọi thứ nên vừa phải, tranh luận biết dừng ở mức độ. Họ sai họ im lặng, thì bạn cũng nên im lặng, nếu bạn có lỡ miệng nói quá cái gì đó ảnh hưởng đên tự trọng của họ, và đặc biệt là gia đình, những người quan trọng của họ. Bạn phải dừng ngay lại, biết xin lỗi họ để tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.


Như vậy trên đây là cơ bản về nhân tố vòng tròn an toàn và sự tự vệ trong tâm lý của con người. Nếu bạn hiểu và biết vận dụng tốt, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình khác rất nhiều. Mà cái quan trọng nhất là bạn có được tình cảm của người trong văn minh giao tiếp, văn minh ứng xử.
Cuộc sống thực tế còn nhiều tình huống phức tạp hơn, đa dạng hơn. Nhưng nắm vững được các trường hợp cơ bản như tôi phân tích. Tôi nghĩ có thể nó cũng đã giúp ích được cho bạn khá nhiều.

Pass Phạm.