Ads

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

6 Nhân Tố Tâm Lý Học Bạn Phải Nắm Vững - Động Cơ


Hi chào mừng các bạn ghé thăm blog: Thử Thách Cuộc Sống.


   Chủ đề hôm nay, chúng ta cùng bàn luận nghiên cứu về tâm lý học.
Thực sự mà nói thì, mình thấy tâm lý học rất hay, cực kỳ lợi hại, và nếu bạn hiểu rõ về nó, biết cách sử dụng nó thuần thục, bạn sẽ đạt được nhiều thành công trong công việc, cuộc sống và các mối quan hệ xã hội.

Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một tâm lý khác nhau, nó thể hiện bởi sở thích, phong cách và quan niệm sống, mà không một ai giống ai hoàn toàn.
Vậy thì điều gì tạo nên hiện tượng như vậy:
+ Khi mà cùng một sự vật hiện tượng, có người bảo đẹp, có người bảo xấu
+ Cùng một sự vật hiện tượng mà sáng thấy nó đẹp, chiều lại thấy nó xấu.
+ Cùng một vấn đề, mà ở tuổi 20 bạn thấy nó quá to tát, nghiêm trọng. Nhưng đến tuổi 30 bạn lại thấy nó quá bình thường, không có gì đáng nói.

Một trong số những yếu tố tạo nên điều đó, đó là tâm lý học. Và trong tâm lý mỗi con người, có 6 nhân tố chủ đạo.

                 Động Cơ là nhân tố đầu tiên trong tâm lý học.


1. Động cơ là sự phản ánh tâm lý về một sự vật hiện tượng, mà thỏa mãn nhu cầu của cá nhân đó.
- Ví dụ nói về tiền, ai cũng có nhu cầu thích được kiếm tiền, và tiêu tiền, do đó sẽ có rất nhiều hành, vi mục đích để thỏa mãn nhu cầu kiếm được tiền của bất cứ ai => Đó là động cơ.
- Hôm nay vàng tăng giá, bán ra sẽ có lãi => có tiền => thỏa mãn nhu cầu ăn chơi mua sắm...=> lập tức có hành động mang vàng đi bán.

Như vậy mọi thể hiện tâm lý của con người trước một sự vật cho thấy được động cơ của một con người.
Và bạn sẽ thấy rằng trong mỗi con người, ai cũng có một động cơ lớn, chiếm phần nhiều trong cá nhân họ, và điều đó quyết định cuộc đời của họ.

=> Có những người động cơ chỉ là tiền, làm mọi việc chỉ để làm sao kiếm được nhiều tiền hơn, bất chấp hành vi, thủ đoạn.
=> Có những người cả đời chỉ có động cơ danh vọng, làm sao lên chức vụ cao hơn nữa.
=> Có những người động cơ suốt ngày chỉ là thích trải nghiệm, đi thật nhiều, biết thật nhiều.

Và mỗi người đều có một động chính cho riêng mình, lấy đó là mục tiêu của cuộc sống.

2. Mọi hành vi đều có động cơ.


+ Sẽ sai lầm nếu chúng ta hiểu rằng, có những hành vi là vô tư, không toán tính.
+ Chỉ là động cơ rất nhỏ, hoặc tưởng chừng không có động cơ gì mà thực ra lại có một động cơ rất sâu xa kín đáo đằng sau đó. Và đôi khi động cơ lại nằm ngoài sự kiểm soát của ý thức.
+ Sẽ có những hành vi hiện tại không thể hiện động cơ gì, nhưng nếu hành vi đó thành công, thì kết quả của hành vi đó sẽ dẫn đến một động cơ khác.

Một ai đó mời bạn đi uống nước, rất đơn giản, tưởng chừng như chẳng có ý gì, nhưng có khi động cơ rất đơn giản, đó là muốn chia sẻ, muốn giã bày, muốn được nói ra những điều giữ trong lòng.

Tôi từng nhớ đọc được một đoạn trích rất hay trong một tác phẩm.
"Một anh chàng là người lính sống ở vùng núi biên giới xa xôi và cô quạnh, anh ấy quá buồn vì không có mấy nói chuyện, nên đã nghĩ ra một cách đó là dùng thân cây, ngáng lối đi lại. Cứ mỗi lần có xe chở các đoàn người đi qua, họ dừng lại để gạt cái cây sang một bên, a ta lại chạy đến giúp một tay, và tranh thủ làm quen, nói chuyện, giao lưu dù chỉ là vài phút."

Động cơ anh ta rất đơn giản chỉ là muốn được nói chuyện, được giao lưu cho bớt cô quạnh. Nhưng lại phải bắt đầu từ một hành vi rất phức tạp và khó hiểu.

3. Bạn phải bắt cho được động cơ của người đối diện.


Mọi hành vi đều có động cơ, và động cơ cũng chia thành hai loại đó là tốt và xấu.
Và một điều khó khăn đó là cách phân biệt được tốt xấu nó không đơn giản chút nào.
Có những hành vi tưởng chừng rất tốt, nhưng là cơ sở cho một động cơ xấu, và ngược lại.
Do đó để tránh những phiền phức trong cuộc sống, bạn phải thật cẩn thẩn, cũng như trang bị một kiến thức rất sâu sắc để có thể nắm bắt được động cơ người đối diện.

Nếu bạn quá vô tư, bạn sẽ dễ bị người khác lợi dụng và trở thành công cụ cho các mục tiêu động cơ xấu của họ.

Nhưng nếu bạn quá cẩn trọng, quá đa nghi, bạn sẽ trở thành người khó gần, và vô tình hiểu sai động cơ tốt của người khác.
Do đó việc nắm bắt động cơ của người khác không đơn giản.

Một vài ví dụ cho việc nắm bắt động cơ.

Một người bạn không thân, bao nhiêu năm tháng không hỏi thăm nói chuyện, đột nhiên hôm nay lại gọi điện hỏi thăm, nói chuyện thân mật, thậm chí mời đi uống nước ==> Có động cơ gì.

Cá nhân tôi từng trải qua chuyện này khá nhiều, và sau khi trải qua, tôi đúc rút ra được bài học như sau.
Phần lớn đó là động cơ:  NHỜ VẢ, GIÚP ĐỠ, hoặc là Một sự Hợp Tác.

Vậy thì họ cần giúp đỡ gì.

+ Sự giúp đỡ liên quan đến nghề nghiệp của bạn, ví dụ tôi là một kỹ sư IT, họ thường nhờ vả các việc liên quan đến máy tính, làm web, hoặc tư vấn nên học ngôn ngữ lập trình nào, mua máy tính nào.

+ Sự giúp đỡ liên quan đến khu vực bạn đang ở. Ví dụ người ta cần một người ở khu vực này để giúp một việc gì đó, như nhận hàng tại bến xe, đến cửa hàng, công ty này, người thân ở khu vực này để làm một cái gì đó. Và thông qua bạn bè chia sẻ giới thiệu, thì họ tìm đến bạn.

+ Sự giúp đỡ về tiền bạc. Họ muốn vay tiền của bạn, họ thấy bạn đi làm ổn định, lương khá, cuộc sống thấy không có vấn đề gì, khá lành mạnh, họ nghĩ bạn sẽ có một khoản dư, nên họ muốn vay tiền bạn.

+ Sự giúp đỡ liên quan đến tính cách của bạn.
Họ tìm hiểu, và thậm chí là nghiên cứu thấy được rằng bạn là người tốt tính, dễ dãi, hay là người khờ khạo ngốc nghếch, dễ tin => sẽ lợi dụng bạn để làm một việc gì đó cho họ

+ Sự hợp tác liên quan đến hoàn cảnh của bạn.
Họ biết được rằng, bạn đang trong hoàn cảnh khó khăn, bí bách này kia, cần một lối thoát, và nhất là khi con người ta rơi vào bế tắc, hoàn cảnh thì rất dễ liều mạng, dám làm mọi thứ => rất dễ điều khiển.

+ Sự hợp tác liên quan đến tài năng của bạn.
Họ biết được bạn là người rất tài năng, giỏi nhiều lĩnh vực, họ muốn tạo mối quan hệ thân thiết hơn, và bắt đầu từ đó xây dựng nên các sự hợp tác, rồi tìm cách khai thác tài năng của bạn, cũng như moi được các bí mật về năng lực, các bí quyết về kiếm tiền, công việc của bạn.


Như vậy đó là một ví dụ đơn giản cho việc nắm bắt động cơ người đối diện. Và nếu bạn làm được, bạn sẽ chủ đông hơn trong các hành vi của mình, biết được cái gì tốt để tiếp tục, cái gì xấu phải lập tức loại bỏ, ngăn chặn.


4. Che giấu động cơ là một nghệ thuật.


Bất cứ ai đều mong muốn tìm hiểu xem động cơ của người đối diện là gì, khi họ có hành vi tương tác với mình.
Và ai cũng muốn che giấu động cơ thực sự bên trong một cách kín đáo nhất.

Có khi để đạt được một mục đích A, người ta phải tạo ra 3 4 hành vì khác nhau mà chẳng hề liên quan gì đến A cả. Và điều đó làm cho người đối diện rất khó đoán biết.

Càng những người trưởng thành, càng giỏi trong việc che giấu động cơ thực sự của họ, và để tìm được động cơ thực sự của họ, nó không đơn giản chút nào, nếu không muốn nói đó như một cuộc chiến về trí tuệ.

- Có nhiều khi động cơ lộ liễu mà thực ra không lộ liễu.
- Có nhiều tưởng như không có động cơ mà thực ra lại rất nhiều động cơ đằng sau.
- Có nhiều hành vi tốt mà là công cụ cho các động cơ xấu và ngược lại
- Có nhiều trường hợp, động cơ A nhưng lại sử dụng các hành vi X Y Z.
- Có rất nhiều hành vi có chủ đích, để dẫn đến những động cơ mang tính ngẫu nhiên.


5. Các kỹ năng để tìm kiếm động cơ người đối diện.


- Chấp nhận cuộc chơi đến hồi kết, chấp nhận thiệt hại để xem động cơ cuối cùng là gì => Qúa mạo hiểm.

- Giả ngu là một trong những kỹ năng có thể giúp bạn thực hiện điều đó, vì khi bạn giả ngu, bạn sẽ tạo cho đối phương sự coi thường thiếu phòng hờ, và vô tình để lộ động cơ cho bạn thấy.

- Là một người từng trải, đã trải qua rất nhiều tình huống, đã rèn luyện cho bản thân một bộ óc rất nhạy cảm, linh hoạt trong mọi hoàn cảnh xử lý, để đưa ra được những phán đoán chính xác nhất.
=> Phải tăng tri thức của bản thân, xem nhiều, đọc nhiều, đi nhiều, trải nghiệm nhiều => trưởng thành, sâu sắc và bản lĩnh.

- Là người có kỹ năng phân tích, suy luận rất giỏi, bất cứ tình huống nào đều có đều đọc vị, đặt ra đườc nhiều câu hỏi và tìm được câu trả lời, hoặc ít nhất cũng khoanh vùng được phạm vi của động cơ.

- Là người phải am hiểu rõ đối phương là người thế nào, tính tình, quan điểm lối sống, mối quan hệ xã hội, bạn bè là ai, gia đình họ thế nào, công việc và nghề nghiệp của họ là gì. Cuộc sống và các hoạt động gần đây nhất là gì.

=> Bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc phát hiện động cơ của đối phương.


Ok. Đó là những kiến thức cơ bản về nhân tốt động cơ trong tâm lý của con người.
Hãy trang bị cho mình kỹ năng thật tốt để có thể nắm bắt động cơ, đọc vị được bất cứ ai.

Passion Pham.